Phân biệt sự khác nhau giữa CDN và Load Balancer

Hiện nay, CDN là một trong những giải pháp tối ưu dành cho website, giúp tăng trải nghiệm người dùng và rất thuận lợi cho việc SEO. Để hiểu hơn về CDN như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa CDN và Load Balancer dưới đây nhé!

1. Khái niệm CDN và Load Balancer

1.1. CDN là gì?

Mạng phân phối nội dung – CDN (Content Delivery Network), là một giải pháp có vai trò quan trọng trong việc phân phối nội dung trên Internet. CDN là mạng của máy chủ lưu trữ được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau, CDN giúp giảm tải cho server gốc bằng cách tham gia vào quá trình truyền hình ảnh cùng CSS, Javascript, Video, Real-time media streaming hay file download của website đến người dùng cuối.

cdn-va-load-balancer

1.2. Load Balancer là gì?

Load balancer – cân bằng tải có cách thức hoạt động như “cảnh sát giao thông” đứng trước server, routing các request của khách hàng trên tất cả các server có tiềm năng thực hiện, đảm bảo rằng không có server nào phải hoạt động quá mức mà vẫn tối ưu về tốc độ và hiệu suất nhất. Khi có một server đơn lẻ gặp vấn đề, load balancer tự động chuyển hướng lưu lượng truy cập đến các server đang trực tuyến còn lại. Bộ cân bằng tải sẽ tự động gửi yêu cầu đến máy chủ mới khi một server mới được thêm vào trong nhóm máy chủ đó.

cdn-va-load-balancer

3. Phân biệt CDN và Load Balancer

3.1. Về tính năng sử dụng

Load Balancer sẽ thực hiện những điều dưới đây:

– Khi có một địa chỉ IP, bạn có thể trỏ DNS đến và nó sẽ không thay đổi. Với một Load Balancer chứa địa chỉ IP, nhóm hỗ trợ sẽ có nhiều tùy chọn có sẵn hơn về cấu hình.

– Bạn có thể xây dựng và nhân bản các server bao nhiêu tùy ý sao cho phù hợp với nhu cầu mở rộng, dự phòng, phát triển…

Với việc sử dụng Load Balancer, khả năng mở rộng quy mô trở nên minh bạch đối với khách hàng. Khi bạn bắt đầu xây dựng một dịch vụ web dù lớn hay nhỏ, hãy bắt đầu với Load Balancer.

Mạng phân phối nội dung (CDN) cho phép các nội dung tĩnh (hình ảnh, .pdfs, video, css, …) được gửi từ vị trí địa phương tới vị trí của khách truy cập. Ví dụ: Bạn tải files lên container trên Cloud Files (các files này hoàn toàn có thể truy cập công khai), sau đó các files này sẽ được phân phối tới hệ thống CDN. Điều đó có nghĩa là khách truy cập sẽ nhận được các phản hồi từ các máy chủ có vị trí địa lý gần họ nhất.

Ngoài ra, bạn có thể đặt thời gian tồn tại của tệp, sau khi hết hạn, các edge server sẽ tìm nạp nội dung mới từ Cloud Files Container.

3.2. Về khả năng xử lý

CDN hoạt động tốt nhất trong việc phục vụ các file tĩnh, còn đối với các dynamic files (server side code và/ hoặc database) sẽ được phục vụ tốt nhất bởi các servers đằng sau một bộ cân bằng tải.

Bên cạnh đó, high load, high availability cũng là điều bạn cần cân nhắc. Điều gì sẽ xảy ra nếu server và toàn bộ datacenter bị hỏng? CDN xử lý các rắc rối này khá tốt, tuy nhiên đối với dynamic content, system architecture (kiến trúc hệ thống) sẽ là yếu tố quyết định, vậy thì lúc này giữa cdn và load balancer thì load balancer lại là lựa chọn tốt nhất.

3.3. Về chức năng

CDN và Load Balancer thực hiện những chức năng khác nhau.

Load balancer cho phép bạn mở rộng theo chiều ngang (tức là cho phép ứng dụng của bạn xử lý nhiều kết nối hơn). Bạn chạy nhiều phiên bản ứng dụng trên các servers khác nhau và load balancer đứng trước các máy chủ này, làm nhiệm vụ định tuyến các kết nối giữa request và server.

CDN về cơ bản là một mạng lưới các máy chủ proxy nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. CDN có thể giúp tăng tốc request/ response time nhờ sự gần gũi về vật lý của chúng với khách truy cập và khả năng hoạt động như proxy caches. Như đã đề cập ở trên, nhiều website lưu trữ nội dung tĩnh trong CDN vì các tệp này không thay đổi thường xuyên, thời gian phản hồi khi nội dung được lưu trong bộ nhớ cache sẽ luôn nhanh hơn thời gian phản hồi từ máy chủ gốc. Bạn thậm chí có thể quyết định cache toàn bộ các trang web ở cấp CDN, mặc dù điều này sẽ không phù hợp với nhiều trang web. CDN cung cấp khả năng mở rộng quy mô theo cả chiều ngang và chiều dọc, chiều ngang là vì chúng hoạt động như distributed proxy caches, chiều dọc do chúng có khả năng giảm độ trễ cho khách hàng.

4. CDN hay Load Balancer là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp?

Phương pháp tối ưu nhất là bạn nên sử dụng kết hợp cả hai giải pháp này, bởi vì mỗi giải pháp sẽ có những tính năng và đem lại những lợi ích khác nhau cho hệ thống. Chúng đóng những vai trò riêng trong hệ thống.

cdn-va-load-balancer

4.1. CDN

– Khi website có lượng truy cập trong thời gian cao điểm, website chứa (images, css, javascript) các nội dung tĩnh.

– Khách truy cập và server gốc có khoảng cách địa lý xa nhau. Hoặc nếu nội dung website cần đảm bảo phân phối chất lượng tốt cho khách truy cập trên toàn cầu. 

– Các agency, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức… thường xuyên phải phân phối nội dung là những Movies, Video clip, TVC… trên Internet, nhằm mục đích quảng cáo, kinh doanh, mang các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng.

– Đặc biệt, với các doanh nghiệp có nhu cầu phải phát sóng trực tiếp, làm các chương trình livestream như: công ty tổ chức sự kiện, liveshow thời trang,…

– Các tổ chức sẽ không cần phải đầu tư trang thiết bị cầu kỳ, hạ tầng server cũng như công nghệ phục vụ cho việc truyền tải.

Có thể nói, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực cần sử dụng CDN, ví dụ như: Quảng cáo, Đa phương tiện và giải trí, Thương mại điện tử, Giáo dục đại học, Chính phủ…

4.2. Load Balancer

Nếu chỉ triển khai website của mình trên một server duy nhất, bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau:

– Bạn sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn được lượng traffic của một khối lượng user lớn truy cập vào website.

Một server riêng kẻ sẽ không thể đáp ứng được lượng requests khổng lồ tới cùng một lúc nếu như hệ thống của bạn có quá nhiều người sử dụng. Lúc đó, bạn cần phân chia công việc của server hiện tại với những server khác. Có nghĩa là khi sử dụng nhiều server cùng một lúc, việc tải dữ liệu từ server sẽ do bộ load balancer quyết định.

Nếu chỉ sử dụng một server thì rất khó có thể thay thế sang một server khác nếu server đó gặp vấn đề. Điều này sẽ khiến cho các tiến trình trên server bị dở dang, dẫn đến web sẽ rơi vào tình trạng downtime, gây ảnh hưởng và tổn thất lớn đến trải nghiệm của người dùng, doanh thu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Không có gì đảm bảo cho việc một server sẽ luôn hoạt động trơn tru mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Vì vậy chúng ta cần triển khai website trên nhiều cloud server cùng một lúc. Khi đó, bạn sẽ tránh được rủi ro, đồng thời cũng có những phương án hỗ trợ khác giúp cho hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn. 

Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó. Tức là, khi triển khai website lên nhiều server hiệu quả nhưng bạn chắc chắn vẫn gặp phải các khó khăn tiếp theo sau đây:

– Khi bạn triển khai nhiều cloud servers bạn sẽ sở hữu nhiều địa chỉ cloud servers khác nhau. Tuy nhiên, một domain website sẽ không thể trỏ về nhiều địa chỉ cùng một lúc.

– Việc quản trị sẽ trở nên phức tạp, triển khai và bảo trì sẽ khó khăn hơn. Đòi hỏi chuyên môn và kĩ thuật cao, và có thể bao gồm cả chi phí cho các thao tác này.

Lúc này, Load Balancer (Cân bằng tải) chính là câu trả lời và là giải pháp tuyệt vời có thế giải quyết hoàn hảo triệt để các vấn đề kể trên.

 Trên đây là bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa CDN và Load Balancer. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về CDN và load balacer và ứng dụng của chúng. Chúc bạn thành công!

Tin Liên quan

Hướng dẫn sử dụng CloudFlare – Update DNS cloudflare chạy CDN

Hướng dẫn sử dụng CloudFlare – Update DNS cloudflare chạy CDN

Nội DungCloudFlare là gì?1. Ưu điểm của CloudFlare là gì?2. Nhược điểm của CloudFlare là gì?Kết hợp  Cloudflare và BKCDN1....

Thời gian cache trong CDN được thiết lập như thế nào?

Thời gian cache trong CDN được thiết lập như thế nào?

Bạn có thể thiết lập giới hạn thời gian cache trong cdn để kiểm soát cache trên máy chủ edge server của CDN....

Hướng dẫn tích hợp CDN vào mã nguồn Odoo

Hướng dẫn tích hợp CDN vào mã nguồn Odoo

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn  từng bước để tích hợp CDN vào trong mã nguồn Odoo. Nếu...

Hướng dẫn xem thống kê trong dịch vụ CDN

Hướng dẫn xem thống kê trong dịch vụ CDN

Chào các bạn hôm nay BKCDN sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu trang quản lý CDN.Tại đây bạn có...

Hướng dẫn cách tích hợp CDN cho Laravel

Hướng dẫn cách tích hợp CDN cho Laravel

Nội Dung1.  Hướng dẫn tích hợp CDN cho Laravel1.1. Bước 1: Đăng ký dịch vụ CDN1.2. Bước 2: Tạo custom...

Cách kiểm tra xem CDN có hoạt động không

Cách kiểm tra xem CDN có hoạt động không

Tại bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách kiểm tra xem CDN có hoạt động không, kiểm tra...

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng dịch vụ CDN

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng dịch vụ CDN

Khi tham khảo bài viết này chắc các bạn cũng đã hiểu được về ý nghĩa của CDN, để biết...

[Hướng dẫn] Cách xóa cache trên CDN đơn giản

[Hướng dẫn] Cách xóa cache trên CDN đơn giản

CDN là Content Delivery Network – mạng phân phối nội dung là một hệ thống làm nhiệm vụ cache các...