Để nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp, bạn không chỉ cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà còn phải đảm bảo những sản phẩm đó đến được với đúng lượng khách hàng tiềm năng. Và đương nhiên, website sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn làm điều đó. Củng cố và nâng cấp website liên tục để tối ưu sẽ là giải pháp quan trọng giúp cho sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận được người tiêu dùng. Bạn hoàn toàn có thể dùng CDN để cải thiện điều này. Hãy cùng BKCDN đi tìm hiểu bài viết Nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp từ CDN dưới đây nhé!
Nội Dung
1. Cải thiện chất lượng dịch vụ cho tất cả các chi nhánh của doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, CDN là một hệ thống máy chủ trải dài trên toàn cầu, được thiết lập với mục đích lưu bản sao của những nội dung tĩnh bên trong website sau đó phân tán ra nhiều máy chủ khác (PoP), các PoP này sẽ phản hồi lại thông tin cho người dùng khi họ truy cập vào website. Nhờ đó, giúp website quản lý tốt traffic hơn bằng cách xử lý nhanh hơn yêu cầu của khách, tăng trải nghiệm người dùng. Thông qua phân tán hệ thống trên một khu vực rộng lớn, website có thể giảm thiểu lượng băng thông tiêu thụ và thời gian tải trang, có khả năng xử lý được nhiều request đồng thời.
Ngày nay việc chia sẻ nội dung trở nên phổ biến và dễ dàng hơn thông qua các công cụ. Ví dụ chỉ cần bạn ở Việt Nam và sở hữu doanh nghiệp ở trong nước hoặc nước ngoài, phối hợp làm việc với các team ở nước ngoài để làm việc hoặc hợp tác đối tác xuyên quốc gia,…bạn vẫn có thể nhanh chóng truyền được thông tin tới mọi người.
Bằng cách tích hợp ứng dụng web và CDN thì thời gian truy cập và trải nghiệm của người dùng sẽ được cải thiện một cách tối đa.
2. CDN hữu dụng cho blog, website, mạng nội bộ, mạng xã hội của doanh nghiệp
CDN được tạo ra với mục đích tập trung lưu trữ toàn bộ các nội dung của website. Bạn có thể tích hợp bất kỳ ứng dụng nào để tạo thuận lợi và đẩy việc phát hành thông tin nhanh hơn dù đó là mạng xã hội, mạng nội bộ, mạng không dây,…
3. Đa dạng các chức năng
Khi công nghệ lên ngôi thì việc phân phối các nội dung cũng ngày được mở rộng. Vì vậy, không phải tất cả nội dung này đều cần thiết phải được phân phối qua mạng riêng ảo (VPN). Ví dụ: các tài liệu học tập về marketing và e-learning, các bài thuyết trình bằng video, cơ sở dữ liệu bằng hình ảnh, sự giao tiếp với các khách hàng bên trong và bên ngoài… Lúc này, CDN giúp cung cấp cho người dùng sự thoải mái và tốc độ khi trải nghiệm trên website của doanh nghiệp, đồng thời vừa giúp bảo vệ các ứng dụng quan trọng chống lại các cuộc tấn công bên ngoài.
______