So sánh sự khác biệt của hai CDN Push và Pull

CDN là tên viết tắt của cụm từ Content Delivery Network, dịch vụ CDN mục đích để giải quyết và cung cấp cho các hệ thống cần đáp ứng được lượng truy cập lớn tại các quốc gia khác trên toàn thế giới. Trong đó CDN được chia làm hai dạng là Push và Pull. Vậy sự khác biệt của hai CDN Push và Pull là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này và biết được nên lựa chọn sử dụng cách nào cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Hãy theo dõi tiếp nhé!

1. CDN Pull

CDN Pull là thực hiện download nội dung từ server gốc của quý khách để thực hiện trả lại cho người dùng khi truy cập vào website. Việc download này được server CDN chủ động download khi người dùng truy cập và được lưu trên CDN cho đến khi nó bị hết hạn.

su-khac-biet-cua-hai-cdn-pull-va-push

Cách hoạt động

Server chạy wesbite của quý khách đang được đặt tại server Mỹ và có CDN tại Viêt Nam, sau đó người dùng tại Việt Nam truy cập vào wesbite của quý khách thì người dùng sẽ truy cập vào CDN sau đó CDN sẽ truy cập tới server của Quý khách tại Mỹ để lấy dữ liệu từ đây về và trả lại cho người dùng, dữ liệu khi được lấy về trên CDN sẽ được lưu trữ tại đây khi nó hết hạn, việc hết hạn được tính khi người sau cùng truy cập vào dữ liệu đó cho đến khi hết thời gian được lưu, như vậy nó sẽ không bị xóa nếu liên tục có người truy cập vào.

Vì vậy CDN Pull này phù hợp với website chuyên về hình ảnh và những dữ liệu có dung lượng nhỏ.

2. CDN Push

Khác với CDN Pull thì CDN Push thay vì đợi CDN tự động download dữ liệu khi có người truy cập vào thì CDN Push được chủ động upload lên server CDN, bằng cách này toàn bộ hình ảnh, video và các thành phần khác luôn được có sẵn trên CDNsu-khac-biet-cua-hai-cdn-pull-va-push-1

Cách hoạt động

Cũng như cách hoạt động của Pull, nhưng thay vì người dùng phải đợi CDN đi lấy dữ liệu trên server gốc thì lúc này dữ liệu đã có ngay tại server CND.

Như vậy việc sử dụng CDN Push sẽ phù hợp với các website chuyên về video và các nguồn dữ liệu có dung lượng lớn.

3. CDN Push và Pull – khác biệt nhau như thế nào?

Có phải quý khách sẽ suy nghĩ rằng việc sử dụng Push sẽ tối ưu hơn Pull và làm tăng tốc độ của website lên gấp nhiều lần so với Pull. Dưới đây bảng so sánh chi tiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về 2 cách này:

So sách ưu điểm và nhược điểm của Push và Pull.

Pull Push
Ưu điểm – Truy cập nhanh

– Cấu hình dễ dàng

– Hoạt động liên tục, không cần can thiệp

– Không chiếm quá nhiều dung lượng của CDN

– Truy cập nhanh

– khác phục được vấn đề liên quan đến server bị quá tải

– chủ động được việc thay đổi nội dung trên website

– Truyền tải các file có dung lượng cao tốt, đặc biệt là file video

Nhược điểm – Không chủ động được việc lưu cache

– load chậm khi có dữ liệu mới hoặc file có dung lượng lớn

– không phù hợp cho các file video

– Yêu cầu cấu hình CDN phải cao

– Chiếm nhiều dung lượng trên disk của CDN.

– Mất thời gian khi cập nhật dữ liệu lên tất cả các CDN đang kết nối tới

Vậy qua bảng so sánh trên bạn sẽ lựa chọn phương thức nào: Pull hay Push? Đương nhiên, quyết định nên sử dụng loại CDN nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng truy cập và khối lượng tải xuống của website. 

Ví dụ:

Quý khách đang có một website bán hàng và chỉ sử dụng hình ảnh thì CDN phù hợp nhất với webserver của quý khách là Pull vì các hình ảnh có dung lượng nhỏ, thời gian download từ server xuống CDN sẽ nhanh chóng và chỉ cần một server CDN có cấu hình bình thường là có thể đảm bảo chạy được 

Nếu website của bạn là một website xem phim hoặc chủ đề về du lịch khám phá và đa phần là các video chất lượng cao, thì việc sử dụng CDN Pull là không hợp lý. Vì dữ liệu sẽ được lấy khi người dùng truy cập vào và bởi lượng dữ liệu quá lớn sẽ khiến cho việc xem video bị giật lag do file này còn đang được truyền tải từ server tới CDN sau đó mới tới máy của người dùng. Cho nên, trong trường hợp này bạn nên chọn CDN Push, với việc đẩy dữ liệu  từ trước đó lên CDN, khi người dùng truy cập vào sẽ có dữ liệu ngay trên CDN để trả về. Tuy nhiên, việc làm này sẽ mất thời gian khi quý khách cập nhật dữ liệu lên trên CDN cũng như cần một server CDN có cấu hình lớn để có thể đảm bảo được hoạt động trên website của quý khách.

Qua bài viết trên, mong rằng sẽ giúp cho bạn có thể chọn được giải pháp CDN tốt nhất cho website của mình. Chúc bạn thành công!

Tin Liên quan

5 lợi ích chính của việc sử dụng CDN cho trang web WordPress

5 lợi ích chính của việc sử dụng CDN cho trang web WordPress

Nhiều người hiện đang chọn lưu trữ các tài nguyên trang web của họ trên mạng phân phối nội dung...

Lịch sử sơ lược về CDN

Lịch sử sơ lược về CDN

CDN đã được tạo ra cách đây gần 20 năm để giải quyết thách thức trong việc đẩy một lượng...

CDN nhận dạng theo Location và theo RUM

CDN nhận dạng theo Location và theo RUM

Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của CDN. Bởi CDN giúp tăng tốc website đồng thời...

Ảnh hưởng của liên kết chuyển hướng tới tốc độ website

Ảnh hưởng của liên kết chuyển hướng tới tốc độ website

Tốc độ tải trang không chỉ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh, video, text mà còn bởi những yếu tố...

Tốc độ của website ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu?

Tốc độ của website ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu?

Bài viết dưới đây sẽ bàn luận về Tốc độ của website ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu? Theo...

https://techvccloud.mediacdn.vn/zoom/650_406/2019/10/10/streaming-as-a-service-saas-1570693309826166944280-crop-1570693315540132021512.jpg

Công nghệ truyền phát video trực tuyến trên nền tảng đám mây

Streaming as a Service là gì?       Công nghệ truyền phát video trực tuyến hay Streaming as a...

Tìm hiểu buffer là gì?

Tìm hiểu buffer là gì?

Định nghĩa Buffer? – Buffer là vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong thời gian chờ để chuyển đến...

Live Streaming là gì? Lợi ích và tác dụng của Live Streaming - Ảnh 1.

Live Streaming là gì? Lợi ích và tác dụng của Live Streaming

Nội Dung1. Live Streaming là gì?2. Ai nên sử dụng Live Streaming?3. Lợi ích của Live Streaming? 1. Live Streaming là gì?  ...